KỈ NIỆM 130 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890-19/5/2020)

 

1. Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mất ngày 02/09/1969 tại Hà Nội. Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của mình, Bác đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Bác sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào. Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Bác là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945–1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951–1969.

Là lãnh tụ được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của Bác được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của Hồ Chí Minh được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam, hình ảnh của Bác được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ. Hồ Chí Minh được thờ cúng ở một số đền thờ và chùa ở Việt Nam. Bác đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp. Hồ Chí Minh đã được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.

Từ ngày 20/10 đến ngày 20/11/1987, trong khóa họp lần thứ 24 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua Nghị quyết số 24C/18.6.5, lấy năm 1990 nhân dịp Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, để tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

2. Ảnh hưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam

Tại Việt Nam, hình ảnh Người phổ biến khắp nơi như là một tấm gương sáng về đạo đức, một nhân cách cao thượng và được coi là một hình mẫu cần học tập.Các cấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức và lối sống của Hồ Chí Minh. Mỗi năm, chính quyền và Đảng bộ đều tổ chức các cuộc thi Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho nội bộ quần chúng.

Bên cạnh đó, những phát biểu, nhiều câu nói và khẩu hiệu tuyên truyền của Hồ Chí Minh vẫn được sử dụng ở mọi nơi như:

• Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại!

• Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

• Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp chúng ta!

• Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!

Ngoài ra, những bài báo, truyện ngắn, nhật ký trong tù… vẫn được lưu truyền rộng rãi đến tận ngày nay.

 

Các tin khác